Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 2: Tác phẩm

Soan bai Viet Bac – Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 2: Tác phẩm

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

+ Bài thơ được sáng tác trong thời kì dân ta đánh thắng quân giặc ở trận Điện Biên Phủ, ông sáng tác năm 1954, khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi ông đã bắt tay vào sáng tác tác phẩm này, nhằm ca ngợi sự nghiệp cách mạng, xây dựng cuộc sống mới

+ Sắc thái tâm trạng và lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:

+ Khi ra đi tâm trạng của nhân vật trữ tình có chút lưu luyến, giữa người đi và kẻ ở, tình cảm đó thể hiện sự gắn bó lâu năm, gắn bó da diết, không có cách nào có thể ngăn cản nguồn cảm hứng đó của dân tộc.

+ Lối đối đáp gần gũi xưng hô mình- ta.

Câu 2.Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

+ Cảnh vật của núi rừng Tây Bắc trong con mắt của tác giả:

Thiên nhiên mang vẻ khắc nghiệt, hìn ảnh “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”. Đây là thiên nhiên thể hiện nỗi vất vả, gian nan, vất vả, khốc liệt.

Ngoài thiên nhiên đó ra, con người con bị lưu luyến bởi những hình ảnh khó quên như hình ảnh khói bếp, cảnh thiên nhiên đẹp của bốn mùa Tây Bắc. Con người đang bị hòa quyện vào không gian của cảnh núi rừng Tây Bắc rộng lớn.

>> Xem thêm:  Nghệ thuật xây dựng nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều

+ Hình ảnh người mẹ “địu con lên rẫy”, hình ảnh “dao gài thắt lưng”; người lao động”chuốt từng sợ giang”; hình ảnh “cô gái hái măng một mình” giữa rừng hoa vàng tất cả những hình ảnh đó đã thể hiện một bức tranh thiên nhiên đẹp, tuyệt mĩ, ở đó con người như đang sống giữa khung cảnh thiên nhiên, mênh mông, rộng lớn, đẹp mơ mộng, con người đang được sống trong cảnh một nhà.

+ Người chiến sĩ chia sẻ cho nhau cơm sắn, ngọt bùi, tình đồng chí đồng đội, được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm, sự keo sơn, đoàn kết của người chiến sĩ cách mạng.

Câu Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa ra sao?

+ Khung cảnh được miêu tả thật hùng tráng, dữ dội trước khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, con người keo sơn, gắn bó, sống trong khung cảnh rộng lớn, dài mơ mộng.

+ Người chiến sĩ phải chịu những nỗi đau đớn, trước sự vất vả đó, con người vẫn sống lạc quan, yêu đời và phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng.

+ Vai trò của Việt Bắc cho sự nghiệp cách mạng: Đây là một căn cứ địa quan trọng của dân tộc, với địa hình hiểm trở, con người có thể chiến thắng dễ dàng trên mọi mặt trận.

+ Với khung cảnh rộng lớn, mênh mông của núi rừng, người chiến sĩ như đang dần hòa vào không gian nơi đây, tận hưởng cuộc sống bên núi rừng Việt Bắc, có vất vả, có gian nan, những con người vẫn cố gắng chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng.

>> Xem thêm:  Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ (qua trích đoạn này).

+ Thể thơ mà tác giả thể hiện là thể thơ 6/8 với ngôn ngữ gần gũi bình dị, ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm cũng giàu tính thuyết phục.

+ Hình ảnh được tác giả sử dụng gần gũi, hình ảnh người lao động, hình ảnh cô gái miền núi…

+ Thiên nhiên được miêu tả sinh động, hấp dẫn, núi rừng bạt ngàn, rộng lớn.

+ Với cách xưng hô mình ta, tạo nên nhịp điệu trong bài thơ, tạo nên sự hấp dẫn, đa dạng, gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.

Theo giainhanh.com