Cảm nghĩ về bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi

Đề bài: Phat bieu cam nghi ve Bai ca Con Son. Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài ca côn sơn của Nguyễn Trãi.

Mở bài: Cảm nghĩ về bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi ( 1380-1442) hiệu là Ức Trai con của Nguyễn Phi Thanh quê gốc ở thôn Chi Ngại xã cộng hòa,tỉnh Hải Dương.Ông tham gia khởi nghĩa đã trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc.Ông là nhà tư tưởng,nhà quân sư thiên tài,nhà ngoại giao xuất chúng,nhà văn hóa nhà thơ lỗi lạc.Ông đã để lại cho người đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và vô cùng phong phú trong đó có bình ngô đại cáo,quốc âm thi tập,… Bài ca côn sơn có khả năng được ông viết vào hoàn cảnh hòa bình khi ông cáo quan về côn sơn.

Thân bài: Cảm nghĩ về bài ca Côn Sơn

Côn sơn không chỉ là quê hương mà nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ông.Côn sơn ca vừa là bài ca thiên nhiên vừa là bài ca tâm trạng.Chính hai ý này đã hòa quyện trong cảm xúc của tác giả.Đoạn trích miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nhưng vẫn thấm đậm ý nghĩa trữ tình của tâm trạng.Trong chữ hán bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng bản dịch đã chuyển thành thể lục bát. Đoạn thơ là sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ qua đó thể hiện nhân cách và tâm hồn Nguyễn Trãi.

Ông là một người dành cả cuộc đời của mình để lo cho nước cho dân nhưng đến những năm cuối đời ông lại sống trong dự đố kị ghen ghét của đám nịnh thần.Vì thế khi ông trở về Côn Sơn ông như con chim sổ lồng mà bấy lâu nay ông không được tung cánh,cảm thấy mình thật sự tự do giữa bầu trời rộng lớn hơn lúc nào hết như lúc này đây ông mới được sống là chính mình và chính mình hưởng thụ cuộc sống không còn những lo toan bộn bề.Ông thỏa thích với cuộc sống hiện tại ngay cả lúc dạo chơi khi nằm nghỉ hay cả những lúc trò chuyện với những người nông dân áo vải,lúc cao hứng ngâm nga phong thái nhà thơ thật giản dị ung dung cởi mở và chan hòa.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về khu vườn nhà em

Côn sơn xuối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong bốn câu đầu cảnh vật hiện lên với dòng suối chảy róc rách,rì rầm như tiếng đàn lúc khoan,lúc nhặt.Trên tảng đá có phủ một lớp rêu xanh được tác giả nhân cách hóa thành như ngồi trên chiếu êm.Cảnh vật nơi đây được Nguyễn Trãi phác họa với những đặc điểm riêng biệt mà nó không hề bị trộn lẫn với bất cứ một bức tranh phong thủy nào.

Trong bài thơ động từ ta được xuất hiện “năm” lần điều đó cho thấy ta ở đây chính là Nguyễn Trãi.Ta nghe tiếng suối mà như tiếng đàn.Ta ngồi trên đá lại tưởng ngồi trên chiếu êm.ta nằm hóng mát ta ngâm thơ nhàn…giữa khung cảnh thơ mộng ấy thi sĩ trông giống như một nhà hiền triết đang nằm thưởng thức đắm mình vào cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ nơi đây. Nếu như bốn câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên Côn Sơn được miêu tả khách quan thì ở bốn câu thơ sau tác giả lại khéo léo luồn vào những lời khuyên xuất thế.

Trong ghềnh thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong rừng có trúc bóng râm

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Nguyễn Trãi vừa là thi sĩ rung cảm trước cái đẹp vừa là họa sĩ với phong cảnh hữu tình là côn sơn mà nhân vật trữ tình lại là chính mình trong bài thơ này ông còn là một nhạc sĩ tài hoa dệt lên bản nhạc Côn Sơn du dương cuốn hút lòng người.Thiên nhiên côn sơn khoáng đạt và thanh tĩnh ở đây có suối chảy rì rầm,có bàn đá rêu phơi,có rừng tùng,rừng trúc che ánh nắng mặt trời tạo ra một khung cảnh tao nhã cho thi sĩ ngồi ngâm thơ thưởng thức âm vị cuộc sống.hình ảnh cây trúc,cây tùng trong văn chương tượng trưng cho khí phách cứng cỏi của người quân tử: Bần tiện bất năng di,uy vũ bất năng khuất. Nhà thơ hòa bình vào thiên nhiên hoang sơ nơi đây từ tiếng suối chảy róc rách,những tấm thảm rêu biếc,những rừng thông kiêu hãnh,rừng trúc xanh tươi đều toát lên vẻ yên ả đem lại sự thanh thản cho tâm hồn.Bao nhiêu lo lắng, phiền muộn của cuộc đời đều bị chút sạch con người và thiên nhiên hòa làm một.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về nghị lực sống của con người

Bức tranh tuyệt hảo ấy không chỉ được tác giả cảm nhận bằng bằng thị giác,thính giác mà nó còn được tác giả cảm nhận bằng cả trái tim khiến cho người đọc nhận thấy cái tâm trong sáng và cái tài độc đáo qua bài thơ này. Khi Nguyễn Trãi cáo quan về quê mọi người đều tưởng ông bất mãn chán đời lui về ẩn dật để quên mình,quên đời nhưng sự thật không phải vậy.Lê Thánh Tông hiểu lòng ông,mời ông ra làm việc,ông lại hăng hái về triều,gánh vác việc nước việc dân. Khi đọc những vần thơ của Nguyễn Trãi khi viết về thôn quê chúng ta phần nào hiểu thêm về tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của ông.

Kết bài: Cảm nghĩ về Bài ca Côn Sơn

Bài ca côn sơn khiến lòng ta xao xuyến bồi hồi và thêm gắn bó với từng mảnh vườn góc phố quê hương.Đồng thời với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng côn sơn nên thơ,hấp dẫn,đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

Cảm nghĩ về bài ca côn sơn

Anh chị cảm nghĩ về bài ca côn sơn

Em hãy cảm nghĩ về bài ca côn sơn

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca côn sơn

Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về bài ca côn sơn

>> Xem thêm:  Bình giảng bài thơ ‘Tuyệt cú’ trong chùm thơ sáu bài của Đỗ Phủ

Theo giainhanh.com