Phân tích bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác

Đề bài: Phan tich bai tho Vao nha ngu o Quang Dong cam tac. Em hãy phân tích bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Mở bài: Phân tích bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác

Phan Bội Châu (1867-1940), ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tọc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX, từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Phan Bội Châu là nhà văn, nhà thơ lớn có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường. Bài thơ Vào ngục ở Quảng Đông cảm tác là một bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Thân bài: Phân tích bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác

Bài thơ Vào ngục ở Quảng Đông cảm tác là một bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư (thư viết trong ngục), viết bằng chữ Hán, sáng tác vào đầu năm 1914 khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam:

“Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đã khách không nhà trong bốn biển

>> Xem thêm:  Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lại người có tội giữa năm châu”

Ngay phần mở đầu bài thơ, tác giả Phan Bội Châu đã thể hiện được ý thức cá nhân cao khi khẳng định mình “hào kiệt”, tức là một người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường. “Phong lưu” lại chỉ dáng vẻ lịch sự, trang nhã, còn có nghĩa là mức sống khá giả, còn trong câu thơ này lại chỉ dáng vẻ ung dung, đường hoàng. Vậy là dù phải sống cuộc sống tù ngục của người tù nhân nhưng Phan Bội Châu vẫn thể hiện được cốt cách ung dung, tự tại hơn người của bậc anh hùng. Hồ Chí Minh trong Ngục trung nhật kí cũng từng thể hiện chân dung của người chiến sĩ cách mạng đầy ung dung, tự tại:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Ông tự nhận mình là một người khách không nhà, đặt câu thơ vào trong hoàn cảnh của Phan Bội Châu, vốn là một nhà cách mạng lớn của Việt Nam thì ta lại thấy được chí tung hoành của một con người hết lòng vì cách mạng, ông coi năm châu bốn biển là nhà, nhằm một mục đích đó chính là tìm con đường cứu nước cho đất nước, tuy có khát vọng đẹp đẽ, lớn lao nhưng trong thực tại ông lại là một người tù, một người có tội giữa năm châu.

>> Xem thêm:  Kể lại giấc mơ gặp lại người thân sau bao ngày xa cách

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

Ở những câu thơ sau tác giả Phan Bội Châu lại thể hiện được khát vọng,hoài bão to lớn của một con người có chí lớn “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”, Phan Bội Châu muốn mở rộng vòng tay dể ôm lấy hoài bão cứu nước, cứu đời của mình, muốn mang tài năng sức lực và sự nhiệt tình của bản thân ra để cứu nước, cứu đời. Tuy ở trong hoàn cảnh mất tự do về thân thể nhưng lí tưởng cao đẹp của Phan Bội Châu vẫn không hề mất đi, thậm chí nó còn mãnh liệt hơn.

Kết bài: Phân tích bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác

“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp”, dẫu trong những tình huống khó khăn nhất thì nhà thơ vẫn lạc quan và tin tưởng vào tương lai phía trước, chỉ cần còn tồn tại thì nghiệp lớn của bản thân ắt có ngày thực hiện thành công. Lí tưởng cao đẹp, tình yêu nước tha thiết, tấm lòng nhiệt huyết sục sôi đã tạo sức mạnh để nhà thơ vượt qua tất cả.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHAN BỘI CHÂU

PHAN BOI CHAU

VÀO TÙ Ở QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

QUẢNG ĐÔNG

Theo giainhanh.com

Có thể bạn thích

>> Xem thêm:  Thuyết minh nhà thờ Đức Bà Tp. Hồ Chí Minh