Bài thơ Xuân hiểu trần Nhân Tông

Bài thơ Xuân hiểu trần Nhân Tông

Hướng dẫn

Thủy khởi khải song phi

Bất tri xuân dĩ quy

Nhất song bạch hồ điệp

Phách phách sấn hoa phi

(Trần Nhân Tông)

Trần Nhân Tông không những là một vị vua anh minh mà còn là người rất am hiểu thi luật, tâm hồn dạt dào rung cảm. Hơn 700 năm đã qua vần thơ như tiếng vọng thần kì của sông núi thiêng liêng. Hiện nay thơ của nhà vua còn lại không nhiều, chỉ có bài phú nôm “Cư trần lạc đạo phú” và vài chục bài thơ bằng chữ Hán. Trong đó hay nhất là những bài thơ viết vẻ mùa xuân. Xuân hiểu (Buổi sớm mùa xuân) là bài thơ xuân cổ tuyệt bút.

“Buổi sớm mùa xuân

Ngủ dậy ngỏ song mây

Xuân về vẫn chửa hay

Song song đôi bướm trắng

Phất phới sấn hoa bay”.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Mùa xuân là mùa của giao cảm giữa đất trời và lòng người. Nguyễn trãi cũng đã một lần bỡ ngỡ, hân loan trước đất trời trong màu xuân thắm thiết:

“Cỏ xuân như khói bến xuân tươi

Lại có mưa xuân nước vỗ trời”.

(Bến đò xuân đầu trại)

Xuân đã đến từ tối hôm qua mà thi nhân chẳng hay. Sớm nay ngủ dậy muộn, vừa mở cửa sổ ra xem. Mới biết là xuân đã về. Thi nhân biết bao ngỡ ngàng, ngạc nhiên và xúc động:

“Ngủ dậy ngỏ song mây

Xuân về vẫn chửa hay”.

Đằng sau nội dung thông báo “xuân về vẫn chửa hay” hé lộ cho ta biết nhà thơ đang sống giữa những tháng ngày yên vui trong khung cảnh đất nước thanh bình. Giọng điệu khoan thai của vần thơ cũng là nhịp điệu ung dung của cuộc sống nhàn nhã sau khi đã đánh thắng lũ giặc phương Bắc. Gặp lại mùa xuân như gặp lại bạn cố tri vậy. Phải là người yêu thiên nhuên, mến cảnh đẹp, Trần Nhân Tông mới “ngủ dậy” đã “ngỏ song mây”.

Đâu phải thi nhân hướng về ngoại cảnh mà cảnh đã vốn trong tâm người rồi, chỉ cần mở mắt là bắt gặp. Từng phút từng giây, cảnh vật chuyển dịch theo vòng tuân hoàn của vũ trụ, chỉ có lòng người là an tịnh tại tâm. Thế nên, qua hai câu thơ thi nhân ngỡ ngàng về sự chậm trễ của mình. Mới hay, Trần Nhân Tông sống hết mình trong từng khoảnh khắc, vô vi nhưng thức ngộ từng sát-na đang trôi đi, tĩnh mà lại động, có mà như không có, vội vàng mà lại điềm nhiên trong u tịch thời gian.

Thi nhân đã nhìn dòng thời gian đang chuyển luân bằng cái tâm của Phật. Cảnh động mà tâm không động. Tâm như không động nhưng đang chuyển dịch mãnh liệt. Bởi thế, cái thần của bài thơ, cái hồn của vần thơ được cô động ở hai câu tiếp theo. Nhà thơ thật trẻ trung và hồn nhiên khi nhìn thấy ngoại cảnh, lòng đến xao xuyến, rung động.

“Nhất song bạch hồ điệp

Phách phách sấn hoa phi”

(Song song đôi bướm trắng

Phất phới sấn hoa bay)

Xuân về trăm hoa đua nở, phô sắc khoe hương. Nói đến hoa phải nói đến ong bướm. Hai nét vẽ gợi cảm, sống động đặc tả tín hiệu mùa xuân, vẻ đẹp thơ mộng mùa xuân. Hoa xuân như phô sắc khoe hương đợi chờ. Hoa không được đặc tả, ý như chưa cần phô trương cũng đã đủ làm con người ta rạo rực trước hương xuân đang đến. Bướm trắng một đôi, bay “sấn ” tới, đi tháng tới. xông tới khóm hoa… “Phách phách” là từ láy, gợi tả nhịp cảnh vồ rối rít của đôi cánh bướm. Chữ ”sấn” là nhãn tự diễn tả thật sinh động và tế nhị vẻ đẹp nên thơ, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên tạo vật buổi xuân về. Bằng cái nhìn non tơ, thi nhân đã cảm và miêu tả một cách thi vị, đáng yêu cái sắc xuân, xuân tinh mơn mởn qua cánh bướm đang rối rít bay sấn tới những đoá hoa xuân.

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện ngắn Bến quê

Nghê thuật miêu tả tinh tế và điêu luyện. Trên nền hoa xuân rực rỡ muôn hồng nghìn tía nổi lên một đôi bươm bướm trắng. Trên gam màu rực rỡ, lộng lẫy là hai điểm trắng, gợi lên sự thanh khiết, trang nhã, thanh tân. Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình, cho thấy con người và thiên nhiên giao hòa, công hưởng.

Câu thơ của Trần Nhân Tông đẹp như bức tranh xuân bằng thuốc nước của một danh họa. Màu trắng của cánh bướm nổi bật trên màu hoa là nghệ thuật “điểm nhấn” trong thi pháp cổ. Nó làm ta liên tưởng đến những vần thơ cổ tuyệt bút:

“Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc,

Một hàng cò trắng vút trời xanh “

(Thơ Đỗ Phủ – Tản Đà dịch)

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Thiên nhiên trong thơ Trần Nhân Tông đậm đà màu sắc đồng quê. Có khóm liễu xanh cùng tiếng chim hót: “Chim hót véo von liễu nở đầy – Thềm hoa chiều ảnh bóng ‘mây bay” (Cảnh mùa xuân) có cánh cò trên đồng lúa và âm vang tiếng sáo của mục đồng; “Theo lời kèn mục trâu vé hết – Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” (Thiên Trường vãn vọng ). Có ánh trăng lung linh trên chùm hoa mộc ngậm sương khuya:

“Bên song đèn rụng, sách đẩy giường,

Khi lạnh, đêm thu, đươm gioi sương.

Thức dậy tiếng chày đá lặng ngắt,

Trên chùm hoa mộc, nguyệt lổng gương ”

( Nguyệt – thơ dịch)

Đó là những vẩn thơ cảm hứng trữ tình đặc sắc biểu lộ một hồn thơ tràn đầy tình yêu thiên nhiên, yêu tạo vật và yêu đời tha thiết.

Đến đây, ta chợt giật mình, hai con bướm trắng có thật là hai con bướm trắng hay đó chỉ là ảo ảnh, là tâm cảnh mà thôi. Rõ ràng, trong câu thơ “Nhất song bạch hồ điệp” (một đôi bướm trắng) đang hướng đến khóm hoa, cánh bướm phất phới trong không trung. Thế nhưng, bởi thi nhân đã nhắc đến mùa xuân mà trong lòng đã hiện hình cánh bướm vậy. Bởi quá rộn ràng mà chỉ trong khoảnh khắc, mùa xuân đã tràn ngập ở trong lòng. Cánh bướm tượng trưng cho sự mờ ảo, là bóng hồn bay lên hòa nhập vào đại vũ trụ hoan ca. Thể như lão Trang Tử một ngày nọ nhìn cánh bướm nà không thể biết mình là bướm hay bướm là mình vậy.

Xuân hiếu là một bài thơ xuân tuyệt hay. Cảnh xuân và tình xuân hoà quyện. Nghệ thuật miêu tả chấm phá, Mỗi đường nét, mỗi màu sắc của hoa, của bướm rất tươi tắn, nhẹ nhàng và thanh thoát. Tả cảnh xuân chớm đến cũng là ngợi ca vẻ đẹp đất nước thanh bình. Yêu mùa xuân cũng là yêu quê hương đất nước. Tâm hồn ông vua – thi sĩ trẻ và đẹp mãi với mùa xuân, với giang sơn Đại Việt. Mà có lẽ, những vị vua trước đây cũng như sau này, do quá mải mê danh vọng, quyền hành, hoặc bỏ bê việc nước chỉ để ăn chơi sa đọa, đua đòi hoa thơm của lạ, xây dựng nhiều cung điện, đền đài để thoả thích “đi chơi ngắm cảnh đẹp”.

Thơ là sự giãi bày, là tiếng nói đồng điệu trong không gian và thời gian. Bài thơ Xuân Hiể́u, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã đi suốt một hành trình trên 7 thế kỷ. Đọc nó, ta cảm thấy tâm hồn mình như được hòa nhập, gần gũi với người xưa hơn.

theo http://duongleteach.com

  • Tài liệu liên quan;
  • Cảm nhận bài thơ tương tư của Nguyễn Bính
  • Chẳng thà thất bại một cách vinh dự còn hơn thành công bằng sự gian xảo (Sophocle). Suy nghĩ về câu nói trên
  • Nghị luận: Cuộc đời bạn sẽ trôi qua một cách vô nghĩa nếu mãi đắm chìm trong lỗi lầm của quá khứ, hay quá lo lắng cho tương lai

Nguồn: Vietvanhoctro.com

>> Xem thêm:  Phân tích về đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài