Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão

Bài làm

Đến tận ngày nay người ta nhắc nhớ đến triều đại nhà Trần thì cái hào khí Đông A thuở nào như cứ vọng về. Phạm Ngũ Lão vừa là một danh tướng vừa là một nhà thơ nổi tiếng của nhà Trần. Trong nhiều tác phẩm thơ của ông cũng đã thể hiện được một tinh thần chiến đấu, hào khí Đông A. Và bài thơ Tỏ Lòng chính là một bài thơ như vậy.

Không khó để có thể nhận thấy được bài thơ "Tỏ lòng" là một bài thơ đặc sắc vì nó cũng đã thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi cùng với khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Bài thơ cũng chính là một bức chân dung tự họa của danh tướng Phạm Ngũ Lão thể hiện thật sâu sắc:

Hoành sóc giang san kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

Hình ảnh cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) thực sự cũng chính  là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang dũng mãnh biết bao nhiêu. Người đọc dường như cũng có thể nhận thấy được câu thơ đầu "Hoành sóc giang san kháp kỉ thu" được biết đến cũng chính là một câu thơ có hình tượng kỳ vỹ, một hình ảnh tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian lớn mà nó cũng lại mang được một kích thước thời gian chiều dài lịch sử lâu dài và oanh liệt của dân tộc ta. Thông qua câu thơ này như cũng đã lại còn thể hiện tư thế người chiến sĩ thuở đầu dựng nước và giữ nước. Người đọc nhận thấy được chủ nghĩa anh hùng ca yêu nước như cũng đã được biểu hiện rất rõ và trang nghiêm thông qua các vần thơ có sắc thái như cũng rất cổ kính, trang nghiêm.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Đất nước

Khí thế của quân đội nhà Trần từ trước cho đến nay cũng được lưu danh sử thế đó là hình ảnh của đội quân "Sát Thát" khi đi ra trận vô cùng đông đảo và cứ bước đi những bước trùng điệp “Tam quân tỳ hổ” cùng với đó cũng chính là một sức mạnh phi thường, một sức mạnh như hổ báo "tỳ hổ" để có thể quyết tâm đánh tan mọi kẻ thù xâm lược cho dù chúng có mạnh đến đâu đi chăng nữa. Không thể phủ nhận được cũng chính các khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận như vũ bão và không có một thế lực, không có một kẻ thù nào mà có thể ngăn nổi được. Phạm Ngũ Lão sử dụng từ “khí thôn ngưu” như cũng muốn nói đến khí thế, sự hùng tâm tráng trí có thể làm át sao ngưu và lu mờ đi sao Ngưu trên bầu trời xanh kia. Người ta có thể nhận thấy được đội quân hùng hậu của quân đội thời Trần như cũng thật mạnh có thể sánh ngang với những vì tinh tú trên bầu trời. Điều đó đã thể hiện được sức mạnh vô địch của đội quân "sát thát" thời Trần khi đánh đâu thắng đấy.

Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão

Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng 

Thế rồi người ta nhận thấy được người chiến sĩ dường như cũng đã lại mang theo một ước mơ cháy bỏng. Đó cũng chính là một khao khát lập chiến công đê đền ơn vua, báo nợ nước trả thù nhà. Có thể nhận thấy được thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng. Thời đại này có biết bao nhiêu vị tướng tài có những câu nói nổi tiếng về ý chí đó là câu nói của Trần Thủ Độ: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo hay đó còn là câu nói: Phá cường địch, báo hoàng ân của Trần Quốc Toản,…tất cả dường như cũng đã nói lên được tấm lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ một thời đại. Họ là những người mang trên vai những trọng trách của gian sơn, tất cả họ ai ai cũng luôn luôn mong nhớ về những chiến tích hiển hách, ước về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang được với sự nghiệp của Vũ Hầu thời Tam Quốc:

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về câu nói: Hãy tập nói không với những thứ vô nghĩa trong cuộc đời mình

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Độc giả có thể nhận thấy được công danh mà tác gải Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ “Tỏ lòng” đó chính là một thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược và còn mang được tinh thần quả cảm và chiến công của đội quân của tác giả nữ. Thực sự đây không phải là thứ "công danh" tầm thường mà nó dường như cũng mang đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Mỗi người chúng ta như có thể nhận thấy được mối nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả và cũng lại nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm. Phạm Ngũ Lão không đơn giản là "Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu thôi đâu mà luôn mang trong mình chí lớn để sẵn sàng chiến đấu mang lại công danh cho đất nước.

Tóm lại có thể nhận thấy được bài thơ "Thuật hoài" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chặt chẽ và cực kỳ độc đáo và đặc sắc. Với giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ kết hợp với một thứ ngôn ngữ thơ hàm súc. Đồng thời Phạm Ngũ Lão cũng đã thể hiện được hình tượng kì vỹ, tráng lệ kết hợp với giọng thơ thật hào hùng đã mang cho bài thơ chẳng khác gì một bài ca ca ngợi được hào khí Đông A thời Trần.

>> Xem thêm:  Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự

Minh Nguyệt