Cảm nhận của em về đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bài làm

Đoạn trích “Trao duyên” có một vị trí đặc biệt trong kiệt tác Truyện Kiều của đại văn hào Nguyễn Du. Đoạn trích này cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhân vật chính đó chính là nhân vật Thúy Kiều mở đầu cuộc đời lưu lạc và có biết bao nhiêu đau khổ. Còn nhận xét về phương diện chủ đề thì cũng đã nói được phương diện tình yêu tan vỡ, xét về nghệ thuật thì khó lòng bỏ qua được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Ngay từ phần mở đầu ta như cũng có thể nhận đến được chính với hai câu thơ cho thấy Kièu vừa khẩn khoản nhưng nó lại vô cùng thiết tha vừa như đặt cả niềm tin và hi vọng vào người em của mình đó là Thúy Vân. Thế rồi cũng trong bao nhiêu từ ngữ biểu đạt sự nhờ vả mà Nguyễn Du cũng đã khéo chọn lựa được từ “cậy” đề nhờ Thúy Vân. Từ “Cậy” mang được một sắc thái biểu đạt thật lớn vì nó chứa đựng cả một niềm tin tưởng nữa. “Chịu lời” mà không phải nhận lời vì Thúy Kiều như cũng muốn nói rằng đây cũng chính là việc mà Thúy Kiều chủ động nài ép Thúy Vân. Và khéo léo đưa Vân vào tình thế không thể nào không nhận lời được. Người đọc có thể nhận thấy được ở đây thì Thúy Vân như rơi vào tình thế bị động. Thông qua cách dùng từ tinh tế thôi người đọc cũng nhận thấy được sự tinh tế mà nhà văn Nguyễn Du chọn lựa.

>> Xem thêm:  Tả lại buổi tổng vệ sinh hàng tuần ở khu phố em đang ở

Nhân vật Thúy Kiều lúc này đây dường như cũng đã không quá dài lời về hoàn cảnh của mình. Thế rồi cũng tất cả các việc vừa xảy ra ai chẳng rõ cơ chứ đó là những bất hạnh của Kiều và gia đình Kiều thì chỉ Vân mới là người thấu hiểu rõ nhất. Lý do chính Vân là người chứng kiến được cả hai biến cố của đời Kiều khi Kiều gặp được Kim Trọng. Chính những mâu thuẫn lớn trong Kiều lúc này đây không phải là giữa hiếu và tình mà mâu thuẫn trong Kiều ở đây chính là giải quyết mâu thuẫn giữa hiếu và tình sao cho trọn nhất. Và nếu là chữ hiếu thì Kiều đâu phải chạy đến để mà van lạy Thúy Vân cơ chứ. Nguyễn Du đã chỉ ra được mâu thuẫn chính đã được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” đó chính là mâu thuẫn giữa tình yêu lứa đôi và hạnh phúc bị tan vỡ. Đó cũng chính còn là một sự dở dang, tan vỡ và cũng đã được thể hiện qua một câu thơ mang sắc thái thành ngữ độc đáo dễ nhớ và dễ thuộc đó là câu: Giữa đường đứt gánh tương tư. Nguyễn Du cũng đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ "giữa đường đứt gánh" trong câu ca dao để nói lên thân phận của những người phụ nữ xưa. Đồng thời cũng đã lại nói lên được số phận đau đớn, tủi hờn và bất hạnh trong tình yêu của Kiều – Kim.

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao Duyên

Tiếp theo nhà thơ Nguyễn Du cũng đã lại miêu tả được về những bất hạnh, những khó khăn mà Kiều như phải trải qua. Điều này khiến cho Thúy Vân không thể nào không nhận lời được. Thúy Kiều nhờ cậy mà thật giống như lời tâm sự có tác dụng thuyết phục, đó là Kiều cũng đã ràng buộc Vân bằng tình máu mủ lại khẩn cầu em cho mình chút vui vì sự hi sinh cao đẹp của Vân nếu như chịu lời:

>> Xem thêm:  Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Câu thơ như diễn tả được một sự như cũng vừa thuyết phục vừa ràng buộc, nhưng vẫn khẩn cầu Thúy Văn. Cho đến cuối thì Kiều đã được mục đích nhờ Vân thay mình trả nghĩa Kim Trọng. Thế nhưng khi mà mục đích đạt được rồi thì cũng chính là lúc bi kịch tình yêu của Kiều lúc này đây dường như cũng đã lên tới đỉnh cao. Thúy Kiều cũng đã trao lại cho Vân những kỉ vật và trong nàng như cũng mong những mong bằng kỉ vật này nàng sẽ hiện diện trong tình yêu bởi giờ nó là “của chung”

Khi đã trao duyên xong thì Kiều lúc này đây dường như cũng đã lại tìm đến con đường thứ hai đó chính là một con đường trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử đó là những câu thơ ma mị "Thấy hiu hiu gió thì hay chị về". Cho đến khi kết thúc đoạn thơ thì chính những yếu tố bi kịch không những không giảm mà còn được đẩy lên mức cao hơn rất nhiều. Và đó cũng chính là sự trở về bằng linh hồn và sự trở về như bấy lực trước sự cảm nhận về thực tế với các hình ảnh: trâm gãy bình tan, hay là tơ duyên ngắn ngủi, nước chảy hoa trôi,…

Thế rồi cũng chính tâm trạng bi kịch của Kiều càng sâu sắc khi trước sự chà đạp của số phận của nàng lúc này đây dường như cũng cứ vẫn không thôi khát vọng về một tình yêu thiết tha, vĩnh viễn. Đang nói với Vân mà Kiều như quay sang độc thoại với chính mình

>> Xem thêm:  Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.

Thực sự người đọc như thấy được trong một câu thơ tên Kim Trọng được gọi đến hai lần. Hơn nữa nó dường như cũng lại được kèm theo là những thán từ chỉ sự đớn đau, tuyệt vọng như một lời than và tự trách mình vì đã phụ Kim Trọng.

Đoạn “Trao duyên” hay và cũng thật tình cả, mang đến cho ta nhận thấy được sự cảm thông của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du khi đối với những khổ đau và khát vọng tình yêu của con người. Thông qua Trao duyên ta còn thấy bút pháp miêu tả nội tâm đặc sắc, sử dụng ngôn từ tài tình của Nguyễn Du.

Minh Nguyệt