Dàn ý đề: Phân tích bài thơ Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu

Đề bài: Anh/chị hãy lập dàn ý đề Phân tích bài thơ Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu

1.Mở bài:

-Tác giả: Thôi Hiệu( 704-754),Ông để lại 40 bài thơ.

–  Tác phẩm: Bài thơ gửi gắm tâm sự thầm kín về nhân tình thế thái và sự được mất ở đời.

 2.Thân bài:

*  Hai câu đầu là sự hoang tàn cô độc:

-Hoàng hạc câu đầu là con chim hạc vàng

– Dòng thứ hai là chỉ lầu Hoàng Hạc

->  Nhắc đến huyền thoại và nguồn gốc của lầu Hoàng Hạc xa xưa.

-Trải qua bao năm tháng giờ đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc chơ vơ,cô quạnh.

*  Hai câu thơ sau:  Hạc đã bay đi không bao giờ trở lại nữa

-Hạc bay đi mất mang hết đi khung cảnh thần tiên, những gì huyền ảo nhất của lầu Hoàng Hạc.

– Mây trắng trôi nhẹ nhàng giữa trời, nghìn năm vẫn thế.

*  Hai câu luận: Bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp:

–   Thiên nhiên đẹp như một bức tranh sơn thủy, nắng chiếu trên hàng cây bến Hàn Dương, màu xanh mướt của thảm cỏ non trên bãi xa Anh Vũ.

– Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và u buồn

* Hai câu kết:

– “ nhật mộ” lúc hoàng hôn

– “ hương quan” hình ảnh cổng làng

– Một con người tha phương trên đất khách quê người nhớ quê hương trong buổi xế chiều và cuộc đời đã đến lúc tuổi già bóng xế.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về câu nói: Mỗi chúng ta đều cần có sự nghiệp của riêng mình đơn giản là bởi tiêu chuẩn đầu tiên để có được hạnh phúc là có một việc gì đó để làm.

– Cảnh khói bay mịt mù trên sông “yên ba giang thượng sử nhân sầu” khói sóng trong tâm hồn người, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng.

Nghệ thuật:

  • Dùng biện pháp đối ý, lặp, câu thơ cô đọng ý nghĩa.

3.Kết bài:

Bài thơ Hoàng hạc lâu là bài thơ ý nghĩa và rất hay. Bài thơ mênh mông nỗi sầu về sự chiêm nghiệm về lẽ mất còn, hoài niệm, luyến tiếc,về cái đẹp thần tiên đã một đi không trở lại, nỗi lòng nhớ quê hương của người lữ khách.