Đề kiểm tra 45 phút – Đề số 2 – Chương III – Sinh 12


    Đề bàiCâu 1: Trong các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin đúng với quần thể giao phối ngẫu nhiên?  (1) Tần số alen và thành phần kiểu gen có thể bị biến đổi qua các thế hệ do tác dụng của các nhân tố tiến hóa.  (2) Có tiềm năng...

    Đề bài

    Câu 1: Trong các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin đúng với quần thể giao phối ngẫu nhiên? 
    (1) Tần số alen và thành phần kiểu gen có thể bị biến đổi qua các thế hệ do tác dụng của các nhân tố tiến hóa. 
    (2) Có tiềm năng thích nghi cao khi điều kiện sống thay đổi. 
    (3) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng chiếm ưu thế. 
    (4) Là đơn vị tiến hóa cơ sở của loài. 

    A. 2                                         B. 4

    C. 1                                         D. 3

    Câu 2: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các đặc trưng di truyền của quần thể? 
    (1) Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. 
    (2) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. 
    (3) Tần số một kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. 
    (4) Tùy theo hình thức sinh sản của loài mà các đặc trưng  về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau. 

    A. 1                             B. 2

    C. 3                             D. 4

    Câu 3: Ở cây giao phấn, nếu đời đầu (I0) có tỉ lệ thể dị hợp 100%, sau khi tự thụ phấn bắt buộc qua các thế hệ thì I3 có tỉ lệ thể đồng hợp trội là?

    A.75%                         B.50% 

    C. 37,5%                     D.25%

    Câu 4: Tần số các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa = 1 là?

    A. 0,9A: 0,1a               B. 0,7A: 0,3a             

    C. 0,4A: 0,6a               D. 0,3A: 0,7a

    Câu 5: Gen nằm trên NST giới tính X, một quần thể giao phối ban đầu không cần bằng về thành phần kiểu gen thì phải sau bao nhiêu thế hệ ngẫu phối mới đạt CBDT?

    A. 1 thế hệ                   B. 2 thế hệ   

    C. 3 thế hệ                   D. 4 thế hệ

    Câu 6: Trong một cộng đồng người bắc Âu có 64% người có da bình thường, biết rằng tính trạng da bình thường là trội so với tính trạng da bạch tạng, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen. Tần số bình thường có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?

    A. 0,36                                    B. 0,48

    C. 0,24                                    D. 0,12

    Câu 8: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái trong đó: 

    A. Tỉ lệ đực cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.

    B. Tần số alen được duy trì ổn định qua các thế hệ.

    C. Tỉ lệ nhóm tuổi được duy trì ổn định qua các thế hệ. 

    D. Tần số alen và tần số kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ. 

    Câu 9: Ý nghĩa về mặt lý luận của định luật Hacdi – Vanbec là:

    A. Từ cấu trúc di truyền của quần thể ta xác định được tần số tương đối của gen.

    B. Giải thích được sự tiến hóa nhỏ diễn ra ngay trong lòng quần thể.

    C. Giải thích tính ổn định trong thời gian dài các quần thể trong tự nhiên.

    D. Góp phần tỏng công tác chọn giống là tăng suất vật nuôi và cây trồng.

    Câu 10: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối: 

    A. Đa dạng và phong phú về kiểu gen.

    B. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

    C. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp.

    D. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp.

    Câu 11: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

    A. Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen dị hợp và giảm tỷ lệ đồng hợp tử.

    B. Mỗi quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng.

    C. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

    D. Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen của các gen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định.

    Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

    A. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.

    B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.

    C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.

    D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

    Câu 13: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

    A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể.

    B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong QT.

    C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.

    D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong QT.

    Câu 14: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

    A. quần thể giao phối có lựa chọn.   

    B. quần thể tự phối và ngẫu phối.

    C. quần thể tự phối.       

    D. quần thể ngẫu phối.

    Câu 15: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm

    A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể

    B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.

    C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.

    D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

    Câu 16: Đặc điểm về cấu trúc di truyền của một quần thể tự phối trong thiên nhiên như thế nào?

    A. Có cấu trúc di truyền ổn định.

    B. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất.

    C. Phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp.

    D. Quần thể ngày càng thoái hoá.

    Câu 17: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là

    A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa       

    B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa

    C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa         

    D. 0,6AA: 0,4Aa

    Câu 18: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi cho tự phối là:

    A. 50%                        B. 20%    

    C. 10%                        D. 70%

    Câu 19: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:

    A. 0,3 ; 0,7                      B. 0,8 ; 0,2   

    C. 0,7 ; 0,3                      D. 0,2 ; 0,8

    Câu 20: Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?

    A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

    B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn.

    C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.

    D. Quần thể biểu hiện tính đa hình.

    Câu 21: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa. Cho biết trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại kiểu gen thu được ở F1 là:

    A. 0,525AA: 0,150Aa: 0,325aa.

    B. 0,36AA: 0,24Aa: 0,40aa.

    C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.

    D. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa.

    Câu 22: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?

    A. Quần thể có kích thước lớn.

    B. Có hiện tượng di nhập gen.

    C. Không có chọn lọc tự nhiên.   

    D. Các cá thể giao phối tự do.

    Câu 23: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng:

    A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1     

    B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1

    C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1       

    D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1

    Câu 24: Khi thống kê số lượng cá thể của một quần thể sóc, người ta thu được số liệu: 105AA: 15Aa: 30aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là:

    A. A = 0,70 ; a = 0,30   

    B. A = 0,80 ; a = 0,20

    C. A = 0,25 ; a = 0,75      

    D. A = 0,75 ; a = 0,25

    Câu 25: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là dAA + hAa + raa = 1 sẽ cân bằng di truyền khi

    A. tần số alen A = a  

    B. d.r = (h/2)I2.

    C. d.r = h 

    D. d = h = r

    Câu 26: Một quần thể có 1050 cá thể AA, 150 cá thể Aa và 300 cá thể aa. Nếu lúc cân bằng, quần thể có 6000 cá thể thì số cá thể dị hợp trong đó là

    A. 3375 cá thể           

    B. 2880 cá thể 

    C. 2160 cá thể            

    D. 2250 cá thể

    Câu 27: Ở người gen IA quy định máu A, gen IB quy định máu B, IoIo quy định máu O, IAIB quy định máu AB. Một quần thể người khi đạt trạng thái cân bằng có số người mang máu B (kiểu gen IBIB và IBIo) chiếm tỉ lệ 21%, máu A (kiểu gen IAIA và IAIo) chiếm tỉ lệ 45%, nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm 30%, còn lại là máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB, Io trong quần thể này là:

    A. IA = 0.5, IB = 0.3, Io = 0.2 

    B. IA = 0.6, IB = 0.1, Io = 0.3

    C. IA = 0.4, IB = 0.2, Io = 0.4   

    D. IA = 0.2, IB = 0.7, Io = 0.1

    Câu 28: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có 2 alen D, d ; trong đó số cá thể dd chiếm tỉ lệ 16%. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

    A. D = 0,16 ; d = 0,84

    B. D = 0,4 ; d = 0,6

    C. D = 0,84 ; d = 0,16

    D. D = 0,6 ; d = 0,4

    Câu 29: Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau P: 0,55AA: 0,40Aa: 0,05aa. Phát biểu đúng với quần thể P nói trên là:

    A. quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.

    B. tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở thế hệ sau.

    C. tần số của alen trội gấp 3 lần tần số của alen lặn.

    D. tần số alen a lớn hơn tần số alen A.

    Câu 30: Ở ngô (bắp), A quy định bắp trái dài, a quy định bắp trái ngắn. Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,18AA: 0,72Aa: 0,10aa. Vì nhu cầu kinh tế, những cây có bắp trái ngắn không được chọn làm giống. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể bắp trồng ở thế hệ sau là:

    A. 0,2916AA: 0,4968Aa: 0,2116aa 

    B. 0,40AA: 0,40Aa: 0,20aa

    C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa 

    D. 0,36AA: 0,36Aa: 0,28aa

    Lời giải chi tiết

    1 2 3 4 5
    A D C A A
    6 7 8 9 10
    B D C C B
    11 12 13 14 15
    A C B C C
    16 17 18 19 20
    C A C D D
    21 22 23 24 25
    D B A D B
    26 27 28 29 30
    A A D C C