Phân tích bài thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu

Đề bài: Phân tích bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

Bài làm

Hình ảnh người lính luôn là tâm điểm của thơ ca, của văn học trong những năm tháng kháng chiến. Người lính luôn là một hình tượng đẹp, họ không chỉ gan dạ, mưu trí mà đời sống tinh thần của họ cũng thật lạc quan yêu đời. Mỗi người lính đến từ vùng quê khác nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng họ cùng chung chí hướng nên đã trở thành đồng chí, đồng đội. Để ca ngợi cũng như nói về tình đồng chí thiêng liêng này thì Chính Hữu đã sáng tác ra thi phẩm đặc sắc “Đồng chí”, mà vượt qua bao thử thách của thời gian thì cho đến nay bài thơ này vẫn để lại trong lòng bạn đọc bao nhiêu ấn tượng.

Ngay từ tên tiêu đề thôi ta đã biết được bài thơ thể hiện được tình gắn bó của những người chiến sĩ, những anh bộ đội cụ Hồ. Bài thơ cũng đã thể hiện được rất rõ tình đồng đội như cũng thật keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân ngay trong các cuộc chiến đấu dành lại độc lập tự do cho dân tộc và cụ thể hơn là trong thời kì kháng chiến chín năm chống Pháp. Người lính họ là những người xuất thân từ chính người dân lao động mà quanh năm chỉ biết gắn bó với cuốc cày với cây lúa. Và Chính Hữu đã kể về những người anh hùng đó bằng một lời thơ thật cảm động:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Dễ dàng có thể nhận thấy được ở trong câu thơ này thì tác giả Chính Hữu cũng đã phát hiện được các đặc điểm của người chiến sĩ. Họ là những người tưởng chừng như vô cùng “ xa lạ” trong đời sống, thế nhưng khi họ đã lên đường chắc tay súng bảo vệ quê hương thì họ lại trở thành bạn bè thành đồng chí. Đúng là cứ lớp cha đi trước, lớp con sau thì họ lại trở thành người đồng chí và chung câu quân hành. Chính Hữu thật tài tình khi ông cũng đã chọn lựa được hình ảnh rất chân thực để nói lên cuộc sống, tái hiện lại cuộc sống của người lính. Họ xuất thân trong hoàn cảnh nghèo đói, quê anh thì nước mặn đồng chua thể hiện sự nhọc nhằn còn quê tôi thì đất cày lên sỏi đá cũng thể hiện sự nghèo đói. Và điều này khiến “tôi” và “anh” có nét tương đồng về hoàn cảnh, tuy xa lạ đó nhưng khi cùng vào sinh ra tử trên chiến trường cùng chung chí hướng thì họ lại trở thành những đồng chí rất thân thương cùng chiến đấu bảo vệ non sông. Cuộc gặp gỡ không định trước, không có một ước hẹn nào mà khiến cho những người lính thân nhau hơn và họ đã trở thành đồng chí.

>> Xem thêm:  Dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Với những câu tơ trên, lời thơ tả thực mang được một nét ý nghĩa tượng trưng đó chính là câu “Súng bên súng đầu sát bên đầu” ngoài ý nghĩa tả thực là trong quá trình chiến đấu thì người lính cùng kề vai sát cánh cùng nhau. Hơn hết nhà thơ như cũng ngầm nói đến sự chung lý tưởng trong sự nghiệp mạng chung của quân đội ta. Họ từ những người xa lạ mà trở thành đồng chí – một tình cảm thiêng liêng và tha thiết biết bao. Chính Hữu đã dùng giọng thơ như thật liềm mạch chảy thế nhưng lại bị ngắt quãng xuống hai từ “Đồng chí”. Không phải vô cớ mà Chính Hữu lại tách bạch từ “đồng chí” xuống một câu riêng biệt mà là bởi làm như vậy mới nói lên được một âm hưởng lớn lao và vô cùng nhẹ nhàng. Tình đồng chí thật sự chính là một sự cảm kích về nhiêu đổi thay kì lạ trong quan hệ tình cảm của những người lính từ xa lạ kia.

Phân tích bài thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu

Phân tích bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

Tình cảm thiêng liêng – đồng chí này cũng lại còn được thể hiện trong chính cuộc sống chiến đấu. Không thể nào có thể quên được có những lúc kề cận bên nhau, họ lại kể nhau nghe chuyên quê nhà để vơi bớt đi sự nhớ nhà. Đó là các câu chuyện ruộng nương thì gửi bạn thân, rồi người lính nhớ cả gian nhà không, nhớ hình ảnh giếng nước gốc đa,… tất cả hình ảnh này cũng vô cùng quen thuộc. Và cũng chính từ những hình ảnh gợi nhắc này như những lời thủ thỉ tâm tình của những người lính. Mỗi người lính họ lại có một quê hương riêng, có những kỷ niệm với quê nhà riêng, thế nhưng họ lại có chung lý tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Họ tạm quên đi hình bóng quê hương và cùng nhau yêu thương, chia sẻ ngọt bùi và đồng cam cộng khổ bên nhau trong các cuộc hành quên.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Chẳng thể nào quên những kỉ niệm gian khổ bên nhau đó là những cơn ớn lạnh hay có lúc sốt run người trên vầng trán thấm đẫm mồ hôi. Cuộc sống vất vả, gian khổ là vậy đó nhưng không bao giờ thiếu đi những niềm vui. Áo có rách vai, quần có vài mảnh vá,… thì vẫn luôn lạc quan tươi cười mong ước đất nước được tự do không bao giờ mất đi trong mỗi người lính. Chính Hữu cũng đã miêu tả được sự gắn bó của tình đồng đội keo sơn. Thực sự cũng chính vì tình cảm chân thành tha thiết ấy không diễn tả bằng lời mà đã được thể hiện qua hàng động đó là:

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Có lẽ rằng cũng chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên tất cả những ý nghĩa thiêng liêng, nói lên tất cả những điều cao đẹp của mối tình đồng chí. Đoạn thơ trên đã được Chính Hữu miêu tả và gợi nhắc lên với nhiều nét tả thực mà không trần trụi, đồng thời cũng cứ vẫn gợi cảm nhờ hình ảnh “anh với tôi’” tất cả dường như cũng luôn gắn bó dọc bài thơ và hình ảnh cảm động biết nhường nào.

Đêm nay rừmg hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đoạn thơ được tác giả Chính Hữu miêu tả cảnh những người lính canh gác trong đêm trăng đầy sương muối với biết bao sự khó khăn và sự sống cũng như cái chết đang ở trong ranh giới thật mong manh biết bao nhiêu. Hình ảnh súng hướng mũi lên trời cao và trên đó lại có ánh trăng lơ lửng giữa trời. Còn hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ và đồng thời còn mang ý nghĩa tượng trưng. Chính Hữu đã khéo kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực vừa mơ, người đọc như nhận thấy được hình ảnh như cứ vừa xa lại vừa gần nữa. Thực sự đây cũng chính là một hình ảnh đẹp, độc đáo của thơ ca khi nói về hình tượng của những người lính luôn mang lại được sự xúc động cho mọi người. Bởi hình ảnh này mang ý nghĩa đỉ đầy cho những ý nghĩa cao đẹp trong mục đích cũng như lý tưởng chiến đấu của người lính.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Mây và sóng của Tago

“Đồng chí” là một trong những tác phẩm viết về hình tượng, vẻ đẹp của người lính trong năm tháng đấu tranh chống Pháp của dân tộc. Bài thơ như một tiếng hát tâm tình về vẻ đẹp và sự ngợi ca chiến sĩ. Và đồng thời cũng đã toát lên được vẻ đẹp tình cảm chân thành, yêu thương của người lính với tình đồng chí, đồng đội keo sơn mà Chính Hữu đã khéo gửi gắm đủ đầy trong bài ca “Đồng chí”.

Minh Nguyệt