Phân tích bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh

Đề bài: Phân tích bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh

Bài làm

Tình yêu luôn là một trong những mảnh đất màu mỡ khiến cho các nghệ sĩ gieo xuống vần thơ của mình. Mỗi người lại chọn cho mình một phần trong mảnh đất màu mỡ kia để nói lên quan niệm, đi sâu nói về tình yêu. Nói đến các bài thơ tình hay nhất các thời đại người ta không bao giờ thôi không nhắc đến bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Sóng là một bài thơ hay về tình yêu và được Xuân Quỳnh viết vào năm 1967, bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968) và là một trong những bài thơ được mọi người yêu mến từ trước đến nay. Đó cũng chính là lời tự hát củ một người con gái đang yêu, đang khao khát tình yêu. Thực sự cũng chính nét độc đáo trong thơ Xuân Quỳnh có thể nhận thấy được nó cũng là sự giản dị chân thành, nỗi cháy bỏng đam mê, thẳm sâu trong tâm hồn.

Nhan đề bài thơ như chỉ vẻ vẹn một chữ “Sóng” mà thôi thế nhưng nó lại hàm chứa được biết bao nhiêu sự gợi mở cho người đọc. Sóng biển hay sóng lòng? Bài thơ lấy hình tượng con sóng mãnh liệt đang trào dâng và cũng lại mang được một khát vọng âm vang như những con sóng biển ngày đêm dạt dào. Người đọc cũng đã biết được cũng chính với cái nhịp thơ vừa sôi nổi, một nhịp thơ vô cùng đằm thắm đó trong các sáng tác như Thuyền và biển, Tự hát, Thơ tình cuối mùa thu,… thì Sóng lại nhận được sự yêu mến nhiều hơn. Ngay từ những câu thơ mở đầu thì người ta đã cảm nhận thấy hình ảnh của con sóng như đang trào dâng:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Hình ảnh sóng mang được những đối cực khác nhau, ở biển thì con sóng biển có lúc thì dữ dội có lúc lại dịu êm và cũng giống như người con gái đang yêu đắm say vậy. Tình cảm chân thành, cảm xúc mãnh liệt của người con gái hệt như những đợt sóng cứ gối đuôi nhau không ngớt. Thế nhưng có thể thấy được chính cái hay của câu thơ này đó chính là phần sau:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Những điều hạn hẹp như sông thì làm sao có thể có được những con sóng mãnh liệt cơ chứ? Cũng giống tâm trạng của người phụ nữ đang yêu thì phải vươn lên sự lớn lao khoáng đạt bởi “sông không hiể” thì phải ra tận bể. Thế nhưng nhà thơ Xuân Quỳnh dường như cũng đã lại miêu tả sóng có phải chỉ để nói về sóng, về biển cả thôi không đâu mà qua đó nói lên tâm trạng của người phụ nữ đang yêu.

>> Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Người thợ săn và con vượn

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ…

Đọc đến đây người ta như thật ngỡ ngàng khi thấy được hình ảnh con sóng được dùng với một sự ẩn dụ. Dữ dội hay là trạng thái dịu em thì cũng chính là cách nói về tâm trạng của lòng người về những khát vọng tình yêu và của tuổi trẻ nữa. Ngoài xa đại dương vẫn cứ ngàn năm cồn cào những con sóng, tất cả như cũng thật xáo động, dào dạt, không ngưng nghỉ và cũng không bao giờ thay đổi mà cứ bất diệt đến vậy. Ngắm nhìn con sóng biển nhà thơ như cũng đã thể hiện được cách cảm, cách suy nghĩ về tình yêu. Ở Xuân Quỳnh người ta nhận thấy bà có một vần thơ như thật đắm say, thật sâu đậm như vượt qua mọi không gian, vượt qua cả thời gian đó chính là những nhịp sóng như dào dạt, bồi hồi mà ẩn chứa một sự thâm trầm biết bao nhiêu. Thực sự chính hình tượng sóng cho đến lúc này đây không thể nào có thể giãi bày được khát vọng của chính mình nữa thì người con gái đã sử dụng trực tiếp xưng “em”.

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sử dụng những lời thơ bình dị và cũng vô cùng chân thật như một lời tâm sự. Người ta nhận thấy được có biết bao nhiêu điều mà “em nghĩ” như giống như các đợt sóng không ngớt và cứ ngày càng cuộc trào mãnh liệt hơn:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Nữ sĩ Xuân Quỳnh dường như cũng cứ vẫn dùng câu hỏi muôn đời của đôi lứa yêu nhau. Thế nhưng tất cả những câu hỏi dường như không có lời đáp lại gì cả. Có lẽ ẩn sâu trong đó chính là một điều bí ẩn khiến cho con người mong muốn và khát khao kiếm tìm và lý giải. Xuân Quỳnh đâu phải là một nhà địa lý nên lắc đầu và “em cũng không biết nữa”.

>> Xem thêm:  Bình luận câu: Anh em khinh trước làng nước khinh sau

Phân tích bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh

Hình tượng sóng và em được nhà thơ Xuân Quỳnh chọn lựa dường như cũng cứ luôn luôn sóng đôi nhau. Sóng và em tuy hai đó thế nhưng lại chính là một, con sóng dường nư cũng có lúc tan trong nhau có lúc nâng nhau lên trông cứ như gối đầu vào nhau giống như những con sóng gối nhau vỗ bờ ngày đêm không ngừng nghỉ như cũng đã thể hiện được một tình yêu như thật cháy bỏng, sôi nổi biết bao nhiêu.

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được…

Đoạn thơ như cũng đã mang đến những nhịp sóng vang động cả bề sâu và bề rộng, bao trùm cả không gian, thời gian nữa. Nếu nói sóng không ngủ dù trong lòng sâu hay trên mặt nước kể cả là những con sóng dữ dội hay dịu êm, bộc lộ hay nó lại ẩn thật sâu, nhưng đều là biển tràn dâng nỗi nhớ biết bao nhiêu. Có thể nhận thấy được đọc những vần thơ này  mà cảm nhận được tình cảm dạt dào vô bờ của người con gái đang yêu. Thật tài tình biết bao nhiêu khi chỉ có một đoạn thơ ngắn mà Xuân Quỳnh như cũng đã mang lại cho lời thơ một sự tràn ngập tiếng sóng và lắng thật sâu trong lòng người đọc. Xuân Quỳnh cũng đã mượn sóng để nghĩ, hiểu thêm mình, mượn sóng để nói lời tình yêu rất đỗi chân thành. Và cũng chính bởi vật mà người đọc như nhận thấy được nỗi nhớ của sóng cũng chính là nỗi nhớ của em như cũng đã lại được nhân đôi lên.

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Không thể phủ nhận được rằng cũng chính thơ ca đã làm ngân rung những sợi tơ lòng đang đắm say yêu đến thiết ta. Tác giả Xuân Quỳnh đã như góp thêm vào bản nhạc tương tư đó là bản nhạc, những âm điệu của con song thăm thẳm, dịu êm nhưng cũng dữ dội không kém.

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Đến đây người đọc lại có thể cảm nhận được không còn em và sóng mà giờ đây lại như cũng chỉ còn em và anh với dấu nối tình yêu mà thôi. Người  phụ nữ yêu chân thành và da diết cũng luôn hướng về anh cho dù anh có ở đâu đi chăng nữa, dù có xa vời cách trở như thế nào đi chăng nữa. Thực sự cũng giống như một cuộc hành trình đầy gian khó của em đến với anh, đến với tình yêu và hạnh phúc.

>> Xem thêm:  Dàn ý bài: Em hãy hóa thân vào con chim để miêu tả con chim bị nhốt trong lồng- Văn 10

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng nhỏ

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Con sóng như chứa đựng được biết bao nhiêu niềm tin, niềm hy vọng lớn lao vào tình yêu của người phụ nữ. Đó chính là một trá tim chứa đầy những khát vọng yêu thương đến bất diệt.

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa…

Đoạn thơ như chất chứa được nỗi ám ảnh thời gian thường thường trực trong ngày con gái đang yêu này. Tất cả như  gợi sâu xa về đời người, thời gian, không gian và cả những khát vọng tình yêu, khát vọng sống. Cuộc đời của mỗi một con người, để đạt được sự vĩnh cửu hoàn thiện thì duy chỉ có tình yêu, bởi chỉ có tình yêu là muôn đời trẻ trung, bất tử mà thôi. Cũng thật dễ hiểu cho đến khi nữ sĩ đã nói lên được một sự khát vọng khôn cùng khi nói về hạnh phúc, tình yêu:

Làm sao đựơc tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Khép lại thi phẩm “Sóng” mà ta như vẫn cò những dư vị của những con sóng cứ ngàn năm vỗ mãi. Những con sóng trong tình yêu thật mãnh liệt và cũng thật bất tử với tình yêu. Bài thơ “Sóng” cho đến nay vẫn nhận được sự ưu ái của bạn đọc và làm lên tên tuổi của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Minh Nguyệt