Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù

Đề bài: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù

Bài làm

Nguyễn Tuân nổi danh là một nghệ sĩ tài hoa với phong cách độc đáo và ngôn từ đẹp, trong sáng, giàu hình ảnh. Thế rồi chính mỗi tác phẩm cửa ông là đều là những trang văn tài hoa và hấp dẫn. Không thể phủ nhận được chính trong những tác phẩm đặc sắc đó thì không thể không nhắc đến truyện ngắn “Chữ người tử tù” với việc xây dựng lên là một nhân vật Huấn Cao vô cùng đặc sắc.

Người đọc dường như cũng nhận thấy được ở nhân vật Huấn Cao là một con người tự trọng, ông lại sống hiên ngang bất khuất lắm. Huấn Cao được xây dựng lên là một người mà không hề có sức mạnh quyền thế, bạc vàng nào có thể khuất phục Huấn Cao… Ở Huấn Cao như đại diện cho những con người chọc trời khuấy nước, đếm trên đâu ngón tay trong thiên hạ. Qủa thực một người luôn khẳng khái như thế còn sợ gì quyền uy hay tiền bạc cơ chứ? Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã cho người đọc cảm nhận được ở Huấn Cao chính là một người chọc trời khuấy nước, riêng một giang sơn không chịu được trong triều đình phong kiến đang ngày càng suy thoái, mục ruỗng và thối nát. Thì người anh hùng Huấn Cao chống lại triểu đình ấy và ông bị gọi là giặc nhưng thực chất lại vì nghĩa lớn, là một người có lý tưởng. Có thể vì lý tưởng mà dám hi sinh thân mình ngay cả khi bắt giam cũng không còn sợ gì nữa. Thực sự người đọc như cũng cảm nhận được ở Huấn Cao lại có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng. Chi tiết ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh mặc cho dù đang bị cầm tù.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ gì về hiện tượng môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng

Chính dưới con mắt Huấn Cao thì những bọn cầm quyền chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai, cho nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng nữa. Mặc dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc giữa một đống cặn bã và ông có thể gặp những nguy hiểm. Ông trả lời như tát vào mựt đối phương lúc này đây chính là viên quản ngục. Thông qua hành động này cũng phần nào miêu tả được cái khí phách, cái tư thế của Huấn Cao như cũng cứ hiên ngang lồng lộng dù khi đang giữa cái nền xám xịt của ngục tù mà Huấn Cao đang phải chịu đựng.

Huấn Cao được xây dựng lên cũng chính là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, ông dường như không biết sợ cái gì trên đời. Thế nhưng Huấn Cao lại ca ngợi, quý trọng bản chất tốt đẹp của con người những người lương thiện và yêu cái đẹp, luôn ca ngợi thiên lương. Độc giả như không bao giờ có thể quên được chính lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của Huấn Cao. Qủa thực cũng chính lời ấy là tiếng lòng là tâm huyết của ông đó là những câu nói “Tôi bảo thực đấy, thầy quản cũng nên tìm về nhà quê mà ở đã, vì ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng lại nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.

Ông Huấn Cao đã nhận thấy quản ngục là một người yêu cái đẹp và cảm thông với người biết yêu cái đẹp. Huấn Cao lúc này đây dường như cũng đã hiểu được tấm lòng quản ngục thì sẵn sàng chó chứ, bởi chính ông cảm là cảm cái bản chất thiên lương. Nhân vật Huấn Cao là người tài hoa rất mực, bên cạnh cầm kỳ, thi, họa, ông còn có tài viết chữ nữa mà danh tiếng chữ của ông nức cả một vùng. Nguyễn Tuân đã không ngần ngại khi miêu tả nét chữ của Huấn Cao “chữ ông đẹp lắm, vuông lắm”. Có lẽ rằng cũng chính những cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỉ: Ông Huấn Cao như cũng nhận biết cái tài của mình và không vì nó mà ai ông cũng sẵn sàng cho. Thế rồi cũng chính vì chỉ tặng chữ cho ngững ai lương thiện và biết yêu cái đẹp nên cả đời ông cũng chỉ tặng chữ cho ba người bạn.

>> Xem thêm:  Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù

Phân tích nhân vật Huấn Cao 

Khi đã nhận ra được tấm lòng của viên quản ngục thì xuất hiện cảnh cho chữ trong tác phẩm. Có thể nói rằng chính đoạn cho chữ là một đoạn rất hay thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong miêu tả, đồng thời cũng bộc lộ được tài năng dựng cảnh và thể hiện tài năng của nhân vật Huấn Cao luôn yêu cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. Cảnh cho chữ hiện ra mới độc đáo làm sao. Có thể nói lúc đó chính cái cao đẹp đối lập với dơ bẩn trong ngục tù. Cảnh tượng này dường như cũng đã át tất cả cái dơ dáy hôi hám của tù ngục, thế rồi chính ánh sáng của đuốc, mùi thơm của mực, lụa, đã tỏa sáng lung linh khiến cho cảnh cho chữ của Huấn Cao với viên quản ngục được đánh giá là cảnh tượng xưa nay hiếm gặp và cảnh tượng chưa từng có.

Thế rồi cũng chính tất cả điều này dường như cũng đã lại thể hiện một ý nghĩa sâu sắc đó chính là cái đẹp thì nó lại cũng có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết ngay chính bởi một người cũng sắp chết – một người tử tù. Không những thế nhân vật Huấn Cao còn hiện lên một vẻ đẹp ngời sáng từ lòng thiên lương. Thêm vào đó cũng chính là lời khuyên của Huấn Cao cho thấy: cái đẹp không thể cùng sống với cái ác được.

>> Xem thêm:  Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)

Qủa thật xây dựng nhân vật Huấn Cao như nhiều nhân vật chính diện khác trong “Vang bóng một thời” thì nhất nhất phải là con người tài hoa. Ở nhân vật Huấn Cao, bên cạnh tài hoa thì nhân vật lại có được một vẻ đẹp khí phách của một người có trách nhiệm đối với thời cuộc. Và đó có là chính là nét độc đáo của Huấn Cao so với nhân vật khác trong “Vang bóng một thời” nổi danh của Nguyễn Tuân.

Minh Nguyệt