Phân tích bài thơ Ngắm Trăng của tác giả Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích bài thơ Ngắm Trăng của tác giả Hồ Chí Minh

Bài làm

Hồ Chí Minh – khi nhắc đến tên Người thôi là đã để lại trong lòng mỗi người dân Việt Nam ta biết bao nhiêu những điều tốt đẹp nhất. Người không chỉ là một vị lãnh tụ chỉ luôn lo cho dân cho nước nhà thế nhưng bên cạnh đó người ta còn biết đến Bác với những vần thơ đầy cảm xúc và mang được bao nhiêu ý tứ hay và đặc sắc. Bài thơ “Ngắm trăng” của Bác chính là một trong những sáng tác được rất nhiều yêu thích.

Ngay trong chính những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch với biết bao nhiêu sự khó khăn, cơ cực Bác đã có bao vầng thơ thật hay:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Người đọc cũng có thể dễ dàng cảm nhận thấy được cũng chính câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Lúc này đây thì Bác cũng đã ngắm trăng là một người tù không có tự do khi sống trong cảnh ngục tù. Thực sự nếu sống trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và lại chất chứa bao nhiêu sự hận thù. Nhưng trong bài thơ của Hồ Chí Minh ta nhận thấy được tấm lòng thi nhân có được bao nhiêu xúc cảm tươi tắn và thật đẹp khi nói đến ánh trăng trong sáng và vô cùng dịu hiền. Việc ngắm trăng luôn là một thú vui của các bậc tao nhân mặc khách, họ ngắm trăng và luôn phải có hoa, có rượu và cả bạn hiền nữa. Thế nhưng trong hoàn cảnh ngục tù không cho phép thì Bác phải ngắm trăng trong cảnh không hoa cũng chẳng rượu.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoạn trích chiếc lược ngà

Sống trong cảnh ngục tù không có tự do, không rượu, không hoa thế nhưng:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà.

Câu thơ như nói rằng khi đứng đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây cơn chứ. Người đọc cũng có thể nhận thấy được nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, cũng như thật đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng ánh trăng lúc này đây dường như cũng thật tròn đầy của ánh trăng. Thực sự chúng ta có thể nhận thấy được không có những điều kiện vật chất tối thiểu và đồng thời cũng không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh lúc này đây như cũng đã có một cuộc vượt ngục về tinh thần đúng như ở phần đầu của Tập Nhật ký trong tù Bác nói:

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Phân tích bài thơ Ngắm Trăng của tác giả Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Ngắm Trăng

Khi mà chính thể xác bị giam cầm, thế nhưng ở đây người ta dường như cũng lại nhận thấy được ở Bác có một tâm hồn Bác thực sự gắn bó cũng như bay bổng với thiên nhiên. Chưa hết, cũng chính điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và một nguyên do nữa là một tinh thần thép của Bác không bao giờ chịu khuất phục trước cái xấu, cái ác của nơi ngục tù tối tăm. Người như cũng đã có một sự giao cảm tuyệt vời với thiên nhiên, cụ thể ở đây là ánh trăng.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A phủ

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Thật hấp dẫn biết bao nhiêu khi thông qua câu thơ trên người đọc cũng nhận thấy được ở câu thơ đã thể hiện sự đồng điệu, thể hiện được một giao hòa giữa người và trăng để trăng. Lúc này đây người đọc cũng cảm nhận được người và trăng thật giống như một đôi bạn tri âm và tri kỷ. Khi người tù cũng đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà  cũng đã hướng ra bên ngoài song cửa để có thể ngắm trăng. Còn ngược lại thiên nhiên cũng đã cảm nhận được ân tình của người tù mà “khán thi gia. Đây thực sự được xem chính là một cảm nhận vô cùng độc đáo mà Bác cũng đã mang đến cho người đọc. Thế rồi cũng chính vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ. Đồng thời ánh trăng cũng là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân thế mà ánh trăng này cũng đã phải nhìn thi gia. Đó chằng phải là tâm hồn của người tù thật cao đẹp khiến cho thiên nhiên phải nhìn ngắm hay sao? Ngay trong chốn lao tù khó khăn là vậy thế nhưng người đọc lại nhận thấy được một người tù với phong thái ung dung, tự tại ngắm trăng đêm. Và đây chính là một biểu hiện về chất thép trong bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Mình.

>> Xem thêm:  Dàn ý bài: Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày ai làm chua xót lòng này khế ơi

“Vọng nguyệt” – Ngắm trăng cũng chính là một trong những bài thơ hay, không chỉ tả cảnh đơn thuần mà thi phẩm đặc sắc này cũng chính là một bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh. Bài thơ đặc sắc cũng chính là một trong những sáng tác thơ hay trong thơ ca Việt Nam và cho đến ngày nay rất nhiều bạn đọc yêu thích.

Minh Nguyệt