Suy nghĩ về bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương

Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương

Bài làm

Bài thơ "Bánh trôi nước"của bà Hồ Xuân Hương thể hiện ngòi bút tinh tế, sâu sắc của tác giả khi mượn những hình ảnh giản dị, mộc mạc với vẻ đẹp tinh tế, thuần khiết của người phụ nữ xưa. Bài thơ thể hiện một tư tưởng mới, ý thức về mới về xã hội khi thân phận người con gái trong chế độ phong kiến luôn bị chà đạp, vùi dập.

Với những giọng thơ mạnh mẽ, thể hiện ý chí tư tưởng phóng khoáng của con người mạnh mẽ, có tư tưởng sống sâu sắc, cảm thấy bất bình trước cuộc sống nhiều bất công, ngang trái với số phận người con gái. Bài thơ "Bánh trôi nước" thể hiện sự phản kháng của bà Hồ Xuân Hương với chế độ.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bài thơ "Bánh trôi nước" là bài thơ vô cùng sâu sắc, thâm thúy tác giả Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để hiện vẻ đẹp tâm hồn của người con gái với số phận vô cùng nhỏ nhoi của người con gái, phải chịu cảnh chìm nổi, phụ thuộc đời mình vào những định kiến xã hội, oan trái, éo le.

Toàn bộ bài thơ chính là hình tượng nhân hóa của chiếc bánh trôi với hình ảnh người phụ nữ, bằng tài quan sát vô cùng tinh tế tác giả Hồ Xuân Hương với chiếc bánh trôi nước, có những sự tương đồng với thân phận của người phụ nữ.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về chùa Bà Đanh

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non

Thân em, thể hiện sự bất lực của người phụ nữ trong xã hội cũ, họ có thân hình vô cùng trắng đẹp, nõn nà, một tâm hồn căng tràn nhựa sống, tấm lòng lương thiện hiền hòa nhưng lại bị xã hội chà đạp, quăng quật, không cho họ quyền quyết định số phận của mình, mà cuộc sống của họ luôn phụ thuộc vào người khác, vào những người đàn ông xung quanh mình.

Với vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn lương thiện, nhân hậu đáng ra những người con gái đó phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng những người phụ nữ xưa kia luôn chịu nhiều đắng cay như số phận nàng Thúy Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, trong thơ của Nguyễn Du hay Vũ Nương trong chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ…

Họ đều là những con người có ngoại hình, tâm hồn thanh cao, chung thủy, nhưng lại bị cuộc sống đưa đẩy tới cuộc sống bất hạnh. Thúy Kiều thì long đong, mười lăm năm lưu lạc, còn Tiểu Thanh, hay Vũ Nương đều tìm tới cái chết bởi số phận đưa đẩy.

Câu thơ đã nói lên sự vất vả, đau khổ của người phụ nữ xưa khi không được tự mình quyết định tương lai, hạnh phúc của đời mình. Số phận của người con gái chịu nhiều cay đắng gian nan, tựa như thân phận lục bình trôi, năm chìm bảy nổi lênh đênh cùng cuộc đời, bị xã hội nhào nặn, xô đẩy tới con đường cùng khốn khổ.

>> Xem thêm:  Nêu suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Cuộc sống của người phụ nữ xưa khi gặp những khó khăn vẫn luôn giữ được nhân phẩm, đức hạnh của mình dù họ phải chịu nhiều thiệt thòi cay đắng.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Trong hai câu thơ này thể hiện sự sáng tạo vô cùng mới lạ, độc đáo của tác giả Hồ Xuân Hương khi lựa chọn những chi tiết sâu sắc nói lên quá trình hình thành chiếc bánh trôi, chiếc bánh phải được con người nhào nặn, để tạo thành một chiếc bánh ngon miệng.

Hình ảnh chiếc bánh trôi cũng giống với như hình ảnh người phụ nữ bị cuộc đời nhào nặn, bà Hồ Xuân Hương đã lựa chọn những chi tiết vô cùng nhân hóa, gần gũi với người con gái trong chế độ xưa.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gợi tả vô cùng sinh động làm cho trí tưởng tượng của người đọc được mở rộng lên vô cùng rõ nét, thể hiện một sự quan sát tài tình của con người.

Dù trong hoàn cảnh nào người con gái vẫn giữ thái độ chung thủy, sắc son, với những câu nói vô cùng đối lập thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng của người con gái, họ kiên cường vượt lên số phận của chính mình, trong hoàn cảnh nghèo khó, họ vẫn chung thủy giữ trọn tấm lòng sắc son của mình với gia đình, với quê hương.

>> Xem thêm:  Lập dàn ý phân tích bài đoạn trích trao duyên

Bài thơ "Bánh trôi nước" mang tới vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa, đồng thời thể hiện sự phản kháng của nhà thơ với chế độ phong kiến luôn chứa nhiều bất công "Trọng nam khinh nữ"

Hạ Trang